Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Chỉnh Registry để dùng nhiều phiên bản Office

Microsoft Office 2007 là phiên bản được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chúng ta phải cài nhiều phiên bản của bộ phần mềm này.

Điều khó chịu nhất của việc sử dụng đồng thời nhiều phiên bản Office là mỗi khi cần chuyển đổi từ phiên bản này sang phiên bản khác, Office sẽ phải cấu hình lại cho phù hợp với phiên bản mới hoặc hiển thị nhiều thông báo rườm rà, làm mất thời gian của bạn, gây cho bạn cảm giác bực bội và khó chịu.

Nếu bạn muốn cho nhiều “thế hệ” của bộ phần mềm Office chung sống trên một máy tính, hãy thực hiện như sau:

- Vào Start > Run > gõ Regedit. Trong hộp thoại Registry Editor, bạn tìm đến khóa HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\Word\Options.

Cũng trong hộp thoại Registry Editor, bạn nhắp chuột phải ở khung bên phải, chọn New > DWORD Value, đặt tên cho khóa này là NoRereg.

Nhắp chuột phải trên khóa NoRereg, chọn Modify. Trong hộp thoại Edit DWORD Value, ở khung Value data, bạn nhập giá trị là 1, xong bấm OK.

Khóa trên khiến Office 2003 không hiển thị thông báo cấu hình khi chạy. Nếu bạn muốn áp dụng điều đó cho Office 2007 thì thực hiện như trên đối với khóa HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\12.0\Word\Options.

Còn với Office 2010 là khóa HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\14.0\Word\Optio.

Theo Thế giới @

Thêm Copy To Folder và Move To Folder vào menu

Quản trị mạng - Trong các hệ điều hành Microsoft, menu chuột phải (menu ngữ cảnh - xuất hiện khi phải chuột vào một đối tượng) chỉ chứa tùy chọn Send To mà không có tùy chọn Copy To hay Move To.
Chỉ có Send To xuất hiện trong menu chuột phải.

Tuy nhiên nếu sử dụng Windows Vista hay Windows XP bạn có thể thực hiện các thao tác sau để bổ sung hai tùy chọn này vào menu chuột phải:
  • Khởi chạy Regedit Editor (vào menu Start, sau đó nhập regedit vào hộp Run).
  • Trong file Registry tìm đến Key có đường dẫn sau:
HKEY_CLASSES_ROOT\AllFilesystemObjects\shellex\ContextMenuHandlers
Chú ý: Key Send To đã xuất hiện ở đó.
  • Phải chuột lên ContextMenuHandlersfolder và chọn New | Key để bổ sung một Key mới.
  • Đặt tên cho Key vừa tạo là CopyToFolder, sau đó click đúp vào giá trị mặc định (Default) của Key này bên cửa sổ phải.
  • Nhập đoạn mã sau vào hộp Value Data:
{C2FBB630-2971-11D1-A18C-00C04FD75D13}
  • Phải chuột vào ContextMenuHandlerfolder và lựa chọn New | Key để tạo một Key mới.
  • Đặt tên Key này là MoveToFolder sau đó click đúp vào giá trị mặc định (Default) của nó bên bảng phải.
  • Nhập đoạn mã sau vào hộp Value Data:
{C2FBB631-2971-11D1-A18C-00C04FD75D13}
  • Thực hiện xong click Ok và đóng cửa sổ Registry Editor.
Giờ đây mỗi khi phải chuột lên một đối tượng trong Windows Explorer bạn sẽ thấy tùy chọn Copy To Folder Move To Folder xuất hiện trong menu chuột phải.

Tùy chọn Copy To FolderMove To Folder trong menu chuột phải (menu ngữ cảnh).

Lưu ý:

Khi áp dụng phương pháp này bạn sẽ cần phải thay đổi đôi chút trong Registry Editor, vì vậy tốt nhất bạn nên backup hệ thống trước khi thực hiện để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Xian (Theo TechRepublic)

Những phần mềm 'bỏ túi' nên có

Phần mềm 'portable' là chương trình có thể dùng ngay mà không cần cài đặt, cho phép lưu vào USB để mọi người nhanh chóng sử dụng khi cần.

Trình duyệt web

Trình duyệt web di động giúp dễ dàng truy cập Internet với bookmark, tính năng quen thuộc mà không cần phải thực hiện lại trên một máy tính mới. Firefox hiện được đánh giá cao, kể cả phần mềm dạng Portable.

Ngoài ra, gọn nhẹ và đơn giản, Portable Chrome cũng là chương trình đáng chú ý.

Quản lý e-mail

Thunderbird, "người anh em" với Firefox, một trong những phần mềm duyệt e-mail được ưa thích hiện nay. Với bản Portable của Thunderbird, người sử dụng có thể quản lý, đọc và gửi e-mail ở bất kỳ đâu.

Phần mềm diệt virus

Chương trình antivirus chạy được ngay trên USB sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus qua ổ lưu trữ. Clamwin là chương trình antivirus nguồn mở nổi tiếng với giao diện trực quan và dễ sử dụng.

Quản lý gỡ bỏ chương trình

Với phần mềm bỏ túi Portable Revounistaller, người dùng dễ dàng quản lý và gỡ bỏ các chương trình trên mọi máy tính, giúp ích cho những ai thường xuyên phải sửa chữa hay quản lý hệ điều hành trên nhiều máy khác nhau.

Ứng dụng văn phòng

Portable OpenOffice hỗ trợ xem tài liệu, soạn thảo văn bản, tính toán… trên máy tính mà không cần phải cài đặt bộ ứng dụng trong máy.

Tối ưu hệ thống

Portable Glary Utilities giúp người sử dụng giải quyết các vấn đề trên máy tính chỉ bằng 1 cú click chuột như quét file rác, tối ưu bộ nhớ… để hệ thống chạy nhanh hơn.

Hỗ trợ download

Với Portable Free Download Manager, người dùng có thể tải file với tốc độ cao gấp 6 lần so với cách thức download thông thường.

Nén - giải nén file

Với chương trình nén file sẵn có trong USB, người dùng sẽ tiết kiệm được dung lượng lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, họ có thể mở các định dạng file nén trên máy tính mà không phải phụ thuộc vào phần mềm cài đặt trên đó.

Portable 7-Zip có tính năng nén file mạnh, hỗ trợ nhiều định dạng và đặc biệt, file nén được tạo từ 7-Zip có thể sử dụng trên những máy tính chưa cài đặt chương trình này.

Chuyển đổi định dạng file video

Hỗ trợ một lượng lớn định dạng file kèm giao diện trực quan, Portable Format Factory trên USB cho phép chuyển đổi định dạng file video trên máy tính nhanh chóng.

Chương trình chơi media

VLC là một trong những chương trình phát nội dung media tốt nhất hiện nay bởi nó hỗ trợ nhiều định dạng video mà không yêu cầu cài đặt codec.

Với Portable VLC, người dùng sẽ không còn cảm thấy bất tiện khi gặp một định dạng file media lạ.

Đăng nhập nhiều dịch vụ chat

Pidgin Portable tạo điều kiện cho mọi người đăng nhập đồng thời vào Yahoo Messenger, MSN, AOL, ICQ và Jabber mà không cần phải cài đặt phần mềm vào máy bởi tất cả đều chạy trực tiếp trên USB.

Chỉnh sửa ảnh

Nhỏ gọn và nhiều tính năng, Portable Photofiltre giúp dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi kích cỡ, thêm hiệu ứng… vào hình ảnh khi cần.

Chương trình ghi đĩa

Nếu muốn nhanh chóng ghi đĩa trên máy tính có ổ ghi, đừng quên CDBurnerXP - hỗ trợ nhiều định dạng đĩa, trong đó có cả Blu-ray.

Quản lý dung lượng/tốc độ Internet

Là tiện ích nhỏ gọn nhưng hữu ích, Portable Networx giúp người dùng quản lý được dung lượng đã sử dụng cũng như tốc độ của đường kết nối Internet hiện tại.

Quang Huy

http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/Kinh-nghiem/2009/10/3BA14F9B/

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Từ BOOTP đến DHCP

Từ BOOTP đến DHCP

Trong mạng máy tính, giao thức Bootstrap, hay BOOTP, là một giao thức mạng mà máy client sử dụng để lấy địa chỉ IP từ một máy server. Giao thức BOOTP được chỉ định trong RFC 951.

BOOTP thường được sử dụng trong tiến trình “bootstrap” khi máy tính đang khởi động. Server cấu hình BOOTP gán địa chỉ IP cho từng máy client từ một dãy địa chỉ . BOOTP sử dụng giao thức UDP (User Datagram Protocol) làm giao thức vận chuyển .

Về phương diện lịch sử, BOOTP được sử dụng cho các máy trạm không đĩa cứng với hệ điều hành UNIX ( hoặc tương tự) tìm thấy được vị trí của file boot máy ngoài việc nhận được địa chỉ IP, và cũng bởi giao thức này mà các cơ quan xí nghiệp dùng để trỉển khai việc cài đặt mới hệ điều hành (ví dụ :hệ điều hành Windows) cho các máy tính cá nhân (PC) chưa có hệ điều hành.

Lúc ban đầu người ta phải để chương trình của giao thức này trong đĩa mềm gọi là đĩa mềm boot. Đĩa mềm này khởi động để thiết lập các kết nối mạng sơ khởi. Sau này việc sản xuất ra các cạc mạng tích hợp giao thức này trong BIOS cũng như là tích hợp trong bo mạch chủ với những cạc mạng on-board, như thế cho phép máy boot trực tiếp qua cạc mạng.

DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) là một giao thức cao cấp hơn cho cùng mục đích và thay thế cho BOOTP. Phần lớn các DHCP servers hổ trợ thêm BOOTP.

Tổng quan, lịch sử và chuẩn về BOOTP

Bộ giao thức TCP/IP đã có mặt gần 3 thập kỷ, và vấn đề làm thế nào tự động hóa việc cấu hình các thông số cho các máy sử dụng địa chỉ IP đã có từ lâu. Vào đầu thập niên 1980, các mạng điện toán còn nhỏ và tương đối đơn giản. Việc cấu hình tự động TCP/IP không được coi là quan trọng lắm mặc dầu có sự khó khăn trong cấu hình các thông số bằng tay. Nó quan trọng ở chỗ không có cách nào khác để cấu hình các máy trạm không có ổ đĩa cứng.

Như chúng ta đã biết, nếu không có một dạng nào đó cất giữ dữ liệu bên trong máy, một thiết bị phải cậy vào một người nào đó hay một cái gì đó bên ngoài để nói cho nó biết nó “là ai”(địa chỉ của nó) và phải vận hành như thế nào mỗi lần mở máy. Khi một thiết bị như thế được bật lên , nó phải ở một tình thế khó khăn: nó cần phải sử dụng IP để liên lạc với một thiết bị khác để nhờ thiết bị này cung cấp thông tin cho nó biết làm sao liên lạc với nhau bằng cách sử dụng IP! Tiến trình này được gọi là “bootstrapping” hay nói cho gọn “booting”, từ bootstrap nghĩa đen là dây gắn vào phía trên gót giày , ẩn dụ một người dùng một vật nhỏ để kéo một vật lớn hơn là chiếc giày vào chân. Cũng như vậy, một chương trình nhỏ dùng để kéo một chương trình lớn hơn là hệ điều hành vào bộ nhớ.

BOOTP: sửa sai các yếu kém của RARP

Giao thức RARP (Reverse Address Resolution Protocol) là giao thức đầu tiên được tạo ra để giải quyết “vấn đề bootstrap”. RARP ra đời năm 1984, là một sự biến thể trực tiếp từ giao thức cấp thấp ARP (Address Resolution Protocol), một giao thức kết buộc địa chỉ IP với địa chỉ tầng data-link. RARP có khả năng cấp địa chỉ IP cho thiết bị không có ổ đĩa cứng, bằng cách dùng sự trao đổi đơn giản bằng một truy vấn và một trả lời trong mối quan hệ client/server .

Quá nhiều hạn chế của RARP trở thành một khó khăn cho mạng:

1. Nó hoạt động bằng broadcasts ở tầng data-link, vì vậy nó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng phần cứng của nhà sản xuất khác nhau.

2.Một server RARP đòi hỏi phải nằm trên mỗi mạng vật lý để đáp ứng cho các broadcast ở tầng 2.

3.Mỗi server RARP phải có một người Admin cấp địa chỉ IP bằng tay trên server.

4.Và điều kém cõi nhất là RARP chỉ cấp địa chỉ IP và không cho thêm một thông tin nào khác mà máy client rất cần.

RARP rõ ràng là không đủ sức cung cấp thông tin cấu hình TCP/IP cho các máy tính. Để hổ trợ vừa cho các máy tính không có đĩa cứng vừa cho việc cấu hình TCP/IP tự động, vì thế mà BOOTP (Bootstrap) được tạo ra. BOOTP được chuẩn hóa trong RFC 951, xuất bản tháng 9 năm 1985. Giao thức này được phát triển để giải quyết các hạn chế của RARP:

1.Nó vẫn còn dựa vào quan hệ client/server, nhưng nó được triển khai ở tầng cao hơn, dùng UDP cho việc vận chuyển. Nó không còn phụ thuộc vào phần cứng đặc biệt nào của nhà sản xuất như là RARP.

2. Hổ trợ gởi thêm thông tin tới máy client ngoài địa chỉ IP.Thông tin thêm này thường được gởi trong một thông điệp duy nhất.

3.Nó có thể sử dụng trong môi trường client và server ở trong những hệ thống mạng gồm nhiều NetID khác nhau. Điều này cho phép quản lý địa chỉ IP tập trung ở một server.

BOOTP chỉ giải quyết giai đoạn đầu của Bootstrapping

Chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng mặc dù có tên là BOOTP, ám chỉ rằng nó có đủ mọi thứ cần thiết để máy tính không có đĩa cứng có thể “boot” được, nhưng điều này thực sự không đúng. Vì chính BOOTP đã tự mô tả, “bootstrapping” đòi hỏi hai giai đoạn:

1.Giai đoạn đầu tiên, máy client được cung cấp địa chỉ IP và các thông số khác.

2.Giai đoạn hai, máy client download phần mềm, như là hệ điều hành và các drivers, để nó có thể hoạt động trên mạng và thực hiện các công tác mà nó được giao.

BOOTP thực sự chỉ giải quyết được giai đoạn đầu tiên: giải quyết việc cấp địa chỉ và thông số cấu hình. Giai đoạn hai mặc định xảy ra bằng cách sử dụng một giao thức khác dùng để vận chuyển file như là TFTP(Trivial File Transfer Protocol)


Các thông số đặc trưng cho nhà sản xuất

Người ta đã có một quyết định sáng suốt khi phát trỉển BOOTP là việc thêm vào trong giao thức phần đặc trưng của nhà sản xuất phần cứng. Điều này nhằm để có một chỗ cho những nhà sản xuất có thể chỉ định các thông số liên quan tới sản phẩm phần cứng của riêng họ. Khi độ phức tạp của bộ giao thức TCP/IP tăng lên, người ta nhận ra rằng ô này quá lợi ích vì có thể được dùng để chỉ định thêm phương pháp truyền đạt các thông số đến các máy TCP/IP , và thực tế là nó đã trở nên độc lập với nhà sản xuất. Điều này được đề nghị lần đầu tiên trong RFC 1048

Sự kiện mà BOOTP có thể được dùng để cung cấp nhiều thông tin cho máy client ngoài địa chỉ IP làm cho nó thật ích lợi ngay cả trong những trường hợp mà máy client đã có địa chỉ IP rồi. BOOTP có thể được dùng để gởi các thông tin mà người quản lý muốn mọi máy đều có, để đảm bảo chúng sử dụng mạng một cách thống nhất. Ngoài ra , trong trường hợp các thiết bị đã có ổ đĩa cứng bên trong (và vì vậy không cần BOOTP lấy địa chỉ IP), BOOTP vẫn có thể được dùng để cho những thiết bị này lấy được tên của file boot cho “giai đoạn hai” của tiến trình boot máy.

Những sự thay đổi đối với BOOTP và sự phát triển của DHCP

BOOTP là giao thức cấu hình TCP/IP được lựa chọn hàng đầu từ giữa thập niên 1980 cho đến cuối thập niên 1990. Phần mở rộng cho nhà sản xuất được đưa vào trong RFC 1048 đã là một sự phổ biến, sau khi trãi qua nhiều năm có thêm nhiều phần mở rộng cho nhà sản xuất được chỉ định; RFC 1048 được thay thế bằng RFC 1084, 1395 và 1497 kế tiếp nhau. Thế là sự lẫn lộn cũng phát sinh khi trãi qua năm tháng trong việc giải thích một vài phần trong RFC 951 (RFC 951 khởi tạo ra giao thức BOOTP) và làm sao một vài tính năng của BOOTP có thể thực hiện được.

Trong hoàn cảnh như vậy, RFC 1542 (Làm sáng tỏ và các phần mở rộng cho giao thức Bootstrap) ra đời vào tháng 10 năm 1993 để giải quyết những vấn đề mơ hồ , lẫn lộn của các RFC có trước và cũng đưa thêm vào một vài thay đổi nhỏ cho hoạt động của giao thức BOOTP (RFC 1542 thực chất là sự chỉnh sửa một RFC tương tự trước đó là RFC 1532, nhưng vì chuẩn này có một vài lỗi nhỏ trong đó nên không tiếp tục được.)

Trong lúc BOOTP rất thành công một cách hiển nhiên nhưng nó cũng có một vài nhược đỉểm của riêng nó. Một trong những thiếu sót quan trọng là không cấp được địa chỉ IP cập nhật động. Nhu cầu cấp địa chỉ động trở thành rõ rệt hơn bao giờ hết khi Internet thực sự khởi đầu cất cánh vào cuối thập niên 1990. Chính điều này đã trực tiếp dẫn tới sự phát triển giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol)

DHCP thay thế BOOTP làm giao thức cấu hình TCP/IP , thật là sai lầm khi cho rằng BOOTP hoàn toàn “ra đi”. Ngày nay nó vẫn còn được sử dụng trong nhiều mạng khác nhau. Hơn nữa, DHCP lấy BOOTP làm nền tảng và chúng có nhiều thuộc tính chung, kể cả định dạng các thông điệp cũng giống nhau. Những phần mở rộng cho nhà sản xuất phần cứng trong BOOTP trở thành phần Options của DHCP, chúng hoạt động cùng một cách nhưng DHCP có nhiều khả năng hơn. Trên thực tế, RFC 1497(RFC về phần mở rộng của BOOTP) đã kế thừa RFC 1533 (RFC về các Options của DHCP và phần mở rộng của BOOTP) chính thức kết hợp phần mở rộng của BOOTP và phần Options của DHCP thành một chuẩn chung.

Giao thức DHCP (TCP/IP Dynamic Host Configuration Protocol )

Về một phương diện nào đó chúng ta có thể nói tiến bộ của côngnghệ là một hành trình chứ không thể nào là một đích đến. Khi một công nghệ cụ thể nào đó được tinh chỉnh hay thay thế bằng một cái khác siêu hạng hơn thì chỉ là vấn đề thời gian, nó cũng lại bị một cái khác tốt hơn thay thế nó.

Và điều này rất đúng cho BOOTP. Trong lúc BOOTP có nhiều khả năng vượt trội hơn giao thức mà nó đã thay thế là RARP, thì đến lượt nó, sau một vài năm, chính nó lại bị giao thức DHCP thay thế.

Người ta coi BOOTP là một cuộc cách mạng, một sự thay đổi lớn từ RARP, thì DHCP là một sự tiến hóa vượt bậc của BOOTP. DHCP lấy BOOTP làm nền tảng, có cùng định dạng của các thông điệp. Cái thêm vào có ý nghĩa nhất trong DHCP là khả năng cấp địa chỉ IP động cho các máy clients và quản lý tập trung chúng. Chính tính năng này mà vừa cho nó cái tên (Dynamic) vừa làm cho nó thêm quyền lực. Ngày nay DHCP là giao thức chuẩn để cấp cấu hình TCP/IP cho các máy và được sử dụng bao sân hết từ mạng chỉ có một máy client ở gia đình cho đến những liên mạng to lớn của các cơ quan xí nghiệp.

Trong phần sau chúng ta tìm hiểu các khái niệm DHCP và cách hoạt động của nó.

Tổng quan, động lực, lịch sử và chuẩn của DHCP

BOOTP biểu thị một sự tiến bộ đầy ý nghĩa so với RARP vì nó đã giải quyết được thật nhỉều hạn chế của RARP. BOOTP là một giao thức nằm ở tầng cao hơn, độc lập với phần cứng không như là RARP. Nó có khả năng hổ trợ gởi thêm thông tin ngoài địa chỉ IP cho máy client. Ngoài ra, thông qua việc sử dụng BOOTP relay agents, nó làm cho một mạng lớn chỉ sử dụng một hay hai BOOTP servers phục vụ cho các máy clients nằm rãi trên nhiều mạng vật lý khác NetID.

Nhu cầu của việc gán địa chỉ IP động

BOOTP thông thường sử dụng một phương pháp tĩnh để xác định địa chỉ IP nào gán cho thiết bị. Khi máy client gởi thông điệp yêu cầu thì thông điệp đó bao gồm cả địa chỉ vật lý, rồi server tra địa chỉ đó trong bảng địa chỉ để xác định địa chỉ IP nào cho máy client.(BOOTP còn có thể sử dụng những phương pháp khác để xác lập mối quan hệ giữa địa chỉ IP và địa chỉ vật lý, nhưng cho tương ứng tĩnh là phương pháp thường sử dụng). Điều này có nghĩa là BOOTP làm việc tương đối tốt trong môi trường tĩnh, nơi mà những sự thay đổi về địa chỉ IP của các thiết bị không thường xảy ra. Những mạng như thế là thông thường trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Trãi qua năm tháng, nhiều mạng máy tính rời xa khỏi mô hình này vì một số lý do:

1.Khi các máy tính ngày càng nhỏ và nhẹ hơn thì thật dễ cho chúng được di chuyển từ mạng này đến mạng khác. Ở mạng khác chúng lại cần một địa chỉ khác với Network ID của mạng mới.

2.Các máy tính xách tay như là Laptop hay palmtop có thể di chuyển từ mạng này đến mạng khác nhiều lần trong ngày.

3.Một vấn đề lớn khác là sự cạn kiệt không gian địa chỉ IP. Trong nhiều cơ quan , việc gán địa chỉ IP tĩnh và dùng mãi cho mỗi máy để chúng kết nối vào mạng là một phí phạm.

4.Trong nhiều cơ quan, việc theo dõi những sự thay đổi địa chỉ cố định trở nên một công việc nản lòng. BOOTP, với bảng ánh xạ địa chỉ tĩnh giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ IP không thích hợp cho công việc này. Nó cũng không có cách nào sử dụng lại các địa chỉ; mỗi lần mà một địa chỉ đã cấp, máy tính sẽ giữ mãi địa chỉ đó, ngay cả khi nó không còn cần dùng đến nữa.

DHCP:Một giao thức xây dựng trên sức mạnh của BOOTP

Người ta cần một giao thức cấu hình TCP/IP mới để phục vụ cho những mạng điện toán hiện đại hơn. Tổ chức IETF đáp ứng điều này bằng giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), lần đầu tiên được xuất bản trong RFC 1541, tháng 10 năm 1993. (Thực ra, chuẩn trong giao thức đó đã được nói đến trong RFC 1531 xuất bản trong cùng tháng nhưng vì có một vài lỗi nhỏ trong chuẩn này nên người ta hiệu chỉnh và xuất bản RFC 1541)

Dĩ nhiên, khác với BOOTP là một protocol còn kém cõi. DHCP đã hoạt động rất tốt và cũng đã được sử dụng rộng rãi nhiều nơi khác nhau. Các yếu tố này cho thấy giao thức này đã tiếp nối BOOTP và được bổ sung thêm nhiều theo năm tháng .

DHCP gồm hai thành phần chính:

1.Cơ chế cấp địa chỉ IP.

2.Cơ chế cho phép máy client yêu cầu và server cung cấp thông tin cấu hình.

DHCP thực hiện cả hai chức năng này cùng một cách như BOOTP nhưng có nhiều cải tiến hơn.

Tổng quan các tính năng của DHCP

Sự thay đổi có ý nghĩa nhất trong lãnh vực cấp địa chỉ IP, chính là tính năng cấp địa chỉ IP động (đối lập với việc người admin phải tạo bảng ánh xạ giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ IP trên BOOTP server).

1.DHCP sử dụng một dãy địa chỉ IP mà người admin đã cấu hình và tự cấp cho máy client không cấn phải ghép sẵn trước.

2.Đồng thời DHCP hỗ trợ cho việc ánh xạ địa chỉ IP với địa chỉ vật lý khi nào thấy cần (ta gọi tính năng này là Reservation)

Còn về việc thông tin liên lạc giữa máy client và server,tổng thể mà nói, nó lại tương tự với BOOTP nhưng vẫn có sự thay đổi. Cũng cùng giao thức hỏi/đáp bằng cách sử dụng UDP để liên lạc thông tin cấu hình, nhưng lại có thêm các gói thông điệp được tạo ra để hổ trợ những tính năng được tăng cường của DHCP. DHCP có thể dùng BOOTP relay agents cùng một cách tương tự mà máy client và server BOOTP sử dụng. Phần mở rộng thông tin cho nhà sản xuất phần cứng cũng được giữ lại, nhưng được hình thức hoá và đặt tên lại là DHCP Options, và được mở rộng thêm để truyền được nhiều thông tin hơn.

Kết quả của mọi nổ lực này là một giao thức cấu hình TCP/IP được sự chấp nhận rộng rãi, phổ biến nhưng vẫn giữ lại tính tương thích với BOOTP trong khi đó lại mở rộng thêm những tính năng đầy ý nghĩa. DHCP được sử dụng cho mọi thứ từ việc cấp địa chỉ IP cho những mạng hàng ngàn máy tính đến việc cho phép thiết bị định tuyến (router) truy cập Internet tự động cung cấp thông tin cấu hình Internet cho chỉ một máy tính duy nhất có một người dùng.

Thông số kỹ thuật của DHCP nguyên thủy được hiệu chỉnh vào tháng 3 năm 1997 trong RFC 2131, vẫn giữ lại tên Dynamic Host Configuration Protocol.

Trong chuẩn này định nghĩa thêm một loại thông điệp DHCP mới cho phép các máy đang có địa chỉ IP có thể gởi yêu cầu cấp thêm thông tin cấu hình. Đồng thời nó cũng tạo ra một vài thay đổi nhỏ cho giao thức này. Từ lúc đó tới nay, có nhiều RFC khác liên quan tới DHCP được xuất bản, phần lớn chúng hoặc là chỉ định những loại DHCP Option mới (một loại thông tin khác mà DHCP servers có thể gởi cho DHCP client) hoặc là chỉnh lại cách mà DHCP được sử dụng trong các ứng dụng.

http://hoan.nhatnghe.vn/bootp2dhcp.htm

Giới thiệu giao thức TCP

Giới thiệu giao thức TCP


Giới thiệu

Việc hiểu biết mỗi giao thức được xếp đặt vào trong mô hình OSI như thế nào là một điều cần thiết cho mọi người quan tâm về mạng. Bài này phân tích TCP được xếp vào loại “giao thức vận chuyển” như thế nào và cho ta một sự thấu hiểu điều gì mình có thể mong đợi nơi giao thức này.

Việc sắp xếp TCP vào mô hình OSI

Như mọi người đã biết, mỗi giao thức có chỗ của nó trong mô hình OSI. Mô hình OSI là một biểu thị tính phức tạp và độ thông minh của giao thức đó. Theo qui tắc tổng quát, khi chúng ta càng lên cao trong mô hình OSI, thì giao thức đó càng trở nên thông minh. Việc đặt vị trí của tầng cũng phản ánh mức độ làm việc nhiều của CPU, trong khi đó các tầng thấp hơn của mô hình OSI thì hoàn toàn ngược lại, nghĩa là, mức độ làm việc của CPU ít hơn và bớt thông minh hơn.

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-protocol-1.gif

TCP được đặt ở lớp thứ tư của mô hình OSI, mà người ta còn gọi là tầng vận chuyển. Tầng vận chuyển chịu trách nhiệm thiết lập phiên kết nối, chuyển dữ liệu và phân nhỏ các kết nối ảo.

Với ý nghĩ này, chúng ta sẽ mong đợi bất cứ giao thức nào nằm trong tầng vận chuyển phải thực hiện một vài tính năng và đặc tính cho phép nó hỗ trợ những chức năng mà tầng vận chuyển quy định.

thế sau khi phân tích TCP, chúng ta chắc chắn rằng TCP phải được xếp vào tầngvận chuyển mà thôi.

Sơ đồ bên dưới đây cho chúng ta thấy TCP header nằm ở vị trí nào trong frame do một máy tính đã tạo ra và gởi vào mạng. Nếu chúng ta xoay sơ đồ 90 độ qua trái, chúng ta cũng lại có được điều tương tự trong sơ đồ trước. Điều này dĩ nhiên vì mỗi tầng chức năng gắn thêm thông tin của mình, hay còn gọi là header

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-protocol-2.gif

Frame được tạo thành bởi 6 khối 3 chiều để chúng ta có thể thấy khối nào được thêm vào trong mỗi tầng OSI. Chúng ta có thể thấy rằng TCP header chứa đựng mọi tuỳ chọn mà giao thức hổ trợ, được đặt ngay đằng sau IP header (tầng 3), và trước phần dữ liệu chứa đựng các thông tin của các tầng cao hơn (các tầng 5,6,7)

Ghi chú: khối FCS ở cuối cùng là một tổng kiểm tra đặc biệt do tầng datalink tạo ra để cho phép máy nhận phát hiện xem frame hiện thời có bị hư hỏng do quá trình vận chuyển hay không.

Chúng ta sử dụng TCP ở đâu và vì sao phải sử dụng?

Người ta dùng TCP hầu như cho mọi loại mạng. Là một giao thức, nó không bị hạn chế trong bất cứ một sơ đồ nối mạng nào, dù đó là mạng LAN hay mạng WAN. Là một giao thức vận chuyển, chúng ta gọi nó là một giao thức vận chuyển vì nó được định vị trong tầng vận chuyển của mô hình OSI, công việc đầu tiên của nó là chuyển dữ liệu từ nơi này tới nơi khác, bất kể đó là mạng vật lý nào hay nằm ở đâu.

Như phần lớn chúng ta đã biết, có hai loại giao thức vận chuyển. TCP là một, còn kia là UDP. Sự khác biệt giữa hai giao thức vận chuyển này là TCP cho một phương pháp vận chuyển dữ liệu mạnh mẽ và vô cùng đáng tin cậy, đảm bảo rằng dữ liệu chuyển đi không bị hư hao cách này hay cách khác. Mặt khác, UDP cho một phương pháp chuyển dữ liệu không đáng tin cậy vì nó không đảm bảo dữ liệu đã đến hay tính toàn vẹn của nó khi nó đến nơi.

Khái niệm về giao thức vận chuyển

Như chúng ta đã đề cập, TCP là một giao thức vận chuyển và điều này nghĩa là nó được dùng để chuyển dữ liệu của các giao thức khác. Thoạt tiên, điều này nghe có vẻ kỳ quặc hay khó hiểu nhưng điều này đúng là lý do mà người ta thiết kế, một tính năng thiết yếu cho các giao thức mà nó chuyên chở.

Sơ đồ dưới đây là cách đơn giản nhất để cho thấy khái niệm về giao thức ‘vận tải’:

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-protocol-3.gif

Trong các phần kế tiếp, chúng ta sẽ có một cái nhìn sát hơn làm sao TCP xoay xở để có một phương pháp vận chuyển dữ liệu đáng tin cậy và làm sao để đảm bảo các gói tin đến được đích cuối cùng mà không bị lỗi. Nguyên trọn tiến trình này là công việc của nhiều hệ thống con trong TCP làm việc với nhau để cung cấp tính năng đáng tin cậy mà TCP đã đem lại cho chúng ta.

Chúng ta hãy nhìn khái quát tới giao thức này.

Khi người ta nói tới “TCP”, chúng ta hãy nhớ rằng người ta đang nói về một bộ các giao thức, không phải nói tới một giao thức, như một số người nghĩ.

Các tính năng chính của TCP

· Vận chuyển đáng tin cậy.

· Có định hướng nối kết.

· Kiểm soát dòng dữ liệu.

· Windowing (định số gói tin mới có một acknowledgements)

· Thông điệp báo đã nhận được.(acknowledgements)

Nhiều chi phí hơn (overhead)

Vận chuyển đáng tin cậy

TCP vận chuyển đáng tin cậy vì nhờ các kỹ thuật khác nhau mà nó sử dụng để đảm bảo dữ liệu nhận được là không bị lỗi. TCP là một giao thức mạnh được dùng để vận chuyển tập tin mà lỗi của dữ liệu không thể nào là một sự tùy chọn. Khi chúng ta quyết định tải về một tập tin là 50MB từ một website, chúng ta không muốn phát hiện ra sau khi tải tập tin về hoàn tất mà tập tin thì bị lỗi. Mặc dù vậy trong thực tế, điều này vẫn xảy ra, để chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta không thể nào hoàn thiện về 1 điều nào đó.

Hình ảnh này cho thấy header của TCP trong khung ethernet II. Ngay dưới đây, các bạn sẽ thấy sơ đồ thứ hai thu nhỏ lại chỉ trong TCP header, hiển thị các trường mà giao thức chứa đựng

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-quick-overview-1.gif

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-quick-overview-2.gif

Sơ đồ bên trên cho thấy từng phần chia nhỏ là mỗi trường bên trong TCP header cùng với số bit.

Trường phổ biến nhất trong TCP header là cổng nguồn (source port), cổng đích (destination port),và các bit mã (Code bits). Các bit mã này còn gọi là “cờ’ (flag) .

Các trường còn lại giúp đảm bảo mọi đoạn TCP đi được đến đích và được ráp lại đúng thứ tự, nhưng trong cùng một lúc cung cấp một cơ chế khắc phục lỗi nếu có một vài đoạn bị mất hay không đi đến đích được.

Kết nối có định hướng

Ý nghĩa cơ bản của điều này là phải có kết nối giữa hai máy tính trước khi chuyển dữ liệu. Khi người ta sử dụng thuật ngữ “kết nối đã được thiết lập”, điều này nghĩa là cả hai máy tính biết nhau và đã thỏa thuận trao đổi dữ liệu. Đây cũng là nơi mà bắt tay 3 chiều xảy ra. Chúng ta có thể tìm thấy các bit SYN và ACK trong trường các bit mã được sử dụng để thực hiện bắt tay 3 chiều. Nhờ có bắt tay 3 chiều mà TCP có định hướng nối kết.

Sơ đồ sau giải thích thủ tục của bắt tay 3 chiều:

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-quick-overview-3.gif

Bước 1: Máy A gởi gói khởi đầu đến máy B. Gói này có bit “SYN” được bật lên. Máy B nhận gói này và thấy bit “SYN” có giá trị “1” (trong nhị phân, điều này nghĩa là MỞ) vì vậy nó biết máy A đang cố thiết lập kết nối với nó.

­Bước 2: cho rằng máy B có đủ tài nguyên, nó gởi một gói trả lại cho máy A và với các bit “SYN và ACK” được bật lên. Bit SYN mà máy B gởi, ở bước này, có nghĩa là “tôi muốn đồng bộ với bạn” và bit ACK có nghĩa là “tôi ghi nhận yêu cầu SYN trước đây của bạn”

Bước 3: vì vậy…sau cùng, máy A gởi một gói khác tới máy B và với bit ACK được bật lên, nó nói với máy B rằng “tôi ghi nhận yêu cầu trước đây của bạn.”

Mỗi khi bắt tay 3 chiều đã hoàn tất, kết nối được thiết lập (virtual circuit) và việc chuyển dữ liệu bắt đầu.

Kiểm soát dòng dữ liệu

Kiểm soát dòng dữ liệu được dùng để kiểm soát dòng chảy của dữ liệu trong kết nối. Nếu vì một lý do nào đó một trong hai máy không thể theo kịp việc chuyển dữ liệu, thì nó có khả năng gởi những tín hiệu đặc biệt tới máy kia, yêu cầu máy kia hoặc là ngưng hoặc là chậm lại vì vậy nó mới theo kịp.

Ví dụ, nếu máy B là một web server mà người ta có thể tải về các trò chơi, thế thì dĩ nhiên máy A không phải là máy tính duy nhất tải về từ web server, vì vậy máy B phải điều chỉnh dòng dữ liệu chảy về mọi máy tải về từ nó. Điều này có nghĩa là nó xoay qua máy A và bảo máy A chờ trong một lát cho tới khi có đủ tài nguyên có sẵn vì nó có thêm 20 người dùng đang cố tải cùng một lúc.

Dưới đây là sơ đồ một phiên làm việc kiểm soát dòng chảy giữa hai máy. Về điểm này, chúng ta chỉ cần hiểu khái niệm về kiểm soát dòng dữ liệu.

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-quick-overview-4.gif

Nói chung, khi một máy nhận ngập tràn dữ liệu quá mau mà nó không xử lý kịp, nó cất dữ liệu đó trong một phần của bộ nhớ mà gọi là buffer. Hành động cất vào bộ nhớ này giải quyết vấn đề chỉ khi nào có sự bùng nổ dữ liệu nhỏ và chóng qua.

Tuy nhiên, nếu bùng nổ dữ liệu tiếp tục, nó gần như cạn kiệt bộ nhớ ở phía máy nhận và hệ quả là dữ liệu đến bị vứt bỏ. vì vậy trong tình huống này, đầu nhận chỉ phát ra tín hiệu “chưa sẵn sàng” hoặc “ngưng” tới máy gởi hay tới nguồn của sự ngập tràn này. Sau khi máy nhận xử lý dữ liệu nó có trong bộ nhớ của nó, nó sẽ phát ra tín hiệu “sẵn sàng” hay “tiến hành” và máy gởi nhận tín hiệu này và bắt đầu truyền lại.

Windowing

Thông lượng, hay hiệu quả việc truyền dữ liệu, sẽ thấp nếu máy gởi phải chờ sự ghi nhận sau mỗi lần gởi mỗi gói dữ liệu (từ chính xác là đoạn dữ liệu ,segment). Vì có thời gian sẵn sàng sau khi máy gởi truyền đoạn dữ liệu và trước khi nó kết thúc tiến trình ghi nhận từ máy nhận, máy gởi lợi dụng thời gian giải lao đó để truyền thêm dữ liệu. Nếu chúng ta muốn định nghĩa ngắn gọn Windowing, chúng ta cũng có thể làm như thế bằng cách nói rằng đó là số đoạn dữ liệu mà máy truyền được phép gởi mà không cần nhận các gói ghi nhận của chúng.

Windowing kiểm soát bao nhiêu thông tin được truyền qua lại với nhau. Trong khi đó một số giao thức lượng hoá thông tin bằng cách quan sát số gói tin, TCP/IP đo thông tin bằng cách đếm số bytes

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-quick-overview-5.gif

Chúng ta hãy giải thích sơ đồ trên

Máy B đang gởi dữ liệu cho máy A, dùng window size bằng 1. Điều này có nghĩa là máy B mong đợi gói “ACK” cho mỗi đoạn dữ liệu mà nó gỡi cho máy A. Mỗi khi đoạn dữ liệu đầu tiên được gởi, máy A nhận nó và gởi một gói “ACK2” tới máy B. Bạn có thể ngạc nhiên tại sao “ACK2” và không phải là “ACK”?

“ACK2” đươc dịch ra bởi máy B là: “tôi ghi nhận gói tin của bạn vừa gởi cho tôi và tôi sẵn sàng nhận đoạn dữ liệu thứ 2”. Vì vậy máy B sẵn sàng đoạn dữ liệu thứ 2 và gởi nó cho máy A, và mong chờ gói “ACK3” trả lời từ máy A vì thế nó có thể gởi đoạn mạng thứ 3, như bức hình cho thấy, nó nhận “ACK3”.

Tuy nhiên nếu nó nhận “ACK2” một lần nữa, điều này nghĩa là có vấn đề gì đó với việc truyền trước đây và máy B gởi lại đoạn mạng bị mất. Bây giờ chúng ta thử một window size khác để có thể hiểu hơn…Ta chọn số 3!

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-quick-overview-6.gif

Trong ví dụ trên, chúng ta có window size bằng 3, nghĩa là máy B có thể gởi 3 đoạn dữ liệu tới máy A trước khi mong chờ “ACK” trả lại. Máy B gởi 3 đoạn dữ liệu đầu tiên (Send 1,Send 2,Send 3), Máy A nhận tất cả 3 đoạn dữ liệu tình trạng tốt và gởi “ACK4 ” cho máy B. Điều này có nghĩa là máy A ghi nhận 3 đoạn dữ liệu mà máy B đã gởi và chờ đoạn dữ liệu kế tiếp, mà trong trường hợp này là 4,5,và 6.

http://www.firewall.cx/pictures/tcp-quick-overview-7.gif

Thông điệp ghi nhận

Việc chuyển giao dữ liệu đáng tin cậy đảm bảo tính toàn vẹn của dòng dữ liệu gởi từ một máy đến một máy qua một liên kết dữ liệu đầy đủ chức năng. Điều này đảm bảo dữ liệu không bị trùng lặp hay bị mất. Phương pháp đạt được điều này được biết là ghi nhận tích cực với sự truyền lại. Kỹ thuật này đòi hỏi máy nhận liên lạc với máy gởi bằng cách gởi trả lại một thông điệp ghi nhận cho máy gởi khi nó nhận được dữ liệu. Máy gởi ghi lại từng đoạn dữ liệu mà nó đã gởi và chờ thông điệp ghi nhận này trước khi gởi đoạn dữ liệu kế tiếp. khi nó gởi một đoạn dữ liệu, máy gởi bắt đầu bộ đếm thời gian và truyền lại nếu thời gian hết hạn trước khi thông điệp ghi nhận trở về từ máy nhận.

Thêm nhiều chi phí (overhead)

Như chúng ta đã thấy, có một cơ chế rõ ràng nhờ có TCP mà dữ liệu đươc chuyển đi không bị lỗi. mọi tính năng mà giao thức hổ trợ phải trả một giá, và đây là chi phí liên kết với TCP.

Khi chúng ta nói về chi phí, chúng ta nói tới các trường khác nhau chứa đựng bên trong TCP header và việc kiểm tra lỗi diễn ra để đảm bảo không phần nào của dữ liệu bị hư hỏng. Tuy nhiên có một giao thức khác cùng chức năng vận chuyển nhưng không có tính năng bằng nhưng không phải tốn nhiều chi phí, băng thông, thời gian, khả năng xử lý…đó là UDP.

http://hoan.nhatnghe.vn/gt-tcp.htm

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

How to Make a Network Cable?

Việc bấm các đầu cáp mạng đối với các nhân viên kỹ thuật mạng tiếp xúc nhiều với thực tế không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những ai ít làm thực tế, lâu lâu mới làm lại thì khả năng không nhớ chuẩn thứ tự màu là có thể. Sau đây là các hướng dẫn nhớ vị trí các màu đúng chuẩn và các bước thực hiện bấm đầu cáp mạng Cat5e. Có 2 chuẩn bấm đầu cáp mạng theo tổ chức TIA là 568A và 568B. Mỗi 1 loại được sử dụng theo thiết bị kết nối.

  • Cáp thẳng (straight-through cable) được sử dụng để kết nối các thiết bị khác loại, như nối máy tính với Switch.
  • Cáp chéo (cross-over cable) để kết nối các thiết bị củng loại, như nối máy tính với máy tính; Switch nới với Switch.

Khi bấm 2 đầu cáp thẳng sử dụng cùng 1 loại chuẩn (một đầu bấm theo chuẩn 568A thì đầu kia cũng bấm theo chuẩn 568A; một đầu bấm theo chuẩn 568B thì đầu kia cũng bấm theo chuẩn 568B), chuẩn 568B được sử dụng phổ biến.

Khi bấm 2 đầu cáp chéo sử dụng khác chuẩn với nhau (một đầu bấm theo chuẩn 568A thì đầu kia phải bấm theo chuẩn 568B hoặc ngược lại).
















Chuẩn bị:

  • Cáp mạng Cat5e với chiều dài theo nhu cầu
  • Boot Color (nếu có)
  • RJ-45 Connector
  • Kềm bấm mạng

Thực hiện:

Bước 1: Đặt boot color vào sợi cáp mạng đúng chiều.

Bước 2: Tuốt vỏ đầu sợi cáp khoảng 25mm đến 30mm cẩn thận tránh làm đứt các sợi cáp bên trong. Sau khi tuốt vỏ, cáp có 8 sợi xoắn theo 4 cặp. Mỗi cặp có một sợi màu và một sợi có sọc màu tương ứng với sợi kia cùng cặp.

Bước 3:

+ Sắp xếp các cặp cáp theo thứ tự màu sau:

Chuẩn 568B: CAM / XANH LÁ / XANH DƯƠNG / NÂU

Chuẩn 568A: CAM / XANH LÁ / XANH DƯƠNG / NÂU à đổi vị trí “cặp cam” với “cặp xanh lá” thành (xem như là dùng cho 1 đầu cáp chéo): XANH LÁ / CAM / XANH DƯƠNG / NÂU

+ Gỡ xoắn cho các cặp màu, sắp “sợi trắng có sọc màu” trước “sợi màu”

+ Hoán đổi “sợi tại vị trí số 4” với “sợi tại vị trí số 6”, như:

Chuẩn 568B: sợi XANH LÁ (4) hoán đổi cho sợi XANH DƯƠNG (6)

Chuẩn 568A: sợi CAM (4) hoán đổi cho sợi XANH DƯƠNG (6)

==>Đúng theo thứ tự màu sau:





Bước 4: Giữ chặt các sợi cáp thẳng và song song giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Kiểm tra các màu có nằm đúng vị trí không!?. Dùng kềm bấm cáp cắt đầu các sợi cáp cho bằng để lại khoảng 15mm đến 19mm của phần nằm ngoài vỏ cáp.

Bước 5: Giữ cáp và đút vào khe của đầu RJ-45 với mặt bằng phía trên, một phần vỏ cáp cũng vào bên trong đầu RJ-45. Cố gắng đẩy cáp vào sâu và đụng mặt trong của đầu RJ-45. Kiểm tra thứ tự cáp và các điểm tiếp xúc trước khi bấm.

Bước 6: Đưa cáp vàp kềm bấm và bấm, bạn có thể nghe một tiếng kêu rắc.

Bước 7: Lặp lại các bước trên với đầu cáp còn lại hoặc theo chuẩn 568B hoặc 568A.

Bước 8: Dùng thiết bị test cáp kiểm tra thông suốt hay không?! (nếu có)

Cáp thẳng: 1==>1; 2==>2; 3==>3; 4==>4; 5==>5; 6==>6; 7==>7; 8==>8

Cáp chéo: 1==>3; 2==>6; 3==>1; 4==>4; 5==>5; 6==>2; 7==>7; 8==>8

Lê Thanh Dũng